Báo cáo FIDT
Báo cáo FIDT
Báo cáo tuần
BÁO CÁO TUẦN 06/01/2025 – 10/01/2025
BÁO CÁO TUẦN 06/01/2025 – 10/01/2025
VIP
VNI tuần qua chịu tác động mạnh từ bối cảnh rủi ro toàn cầu gia tăng và áp lực bán ròng từ Khối ngoại. VNI thất bại trong việc tích lũy tại vùng 1,270 – 1,280 điểm, ghi nhận phiên giảm mạnh nhất trong nhiều tháng. Kết tuần, chỉ số dừng ở mức 1,255 điểm, phản ánh xu hướng tiêu cực đang gia tăng. Các áp lực từ tỷ giá, dòng vốn quốc tế, và tâm lý thị trường tiếp tục là yếu tố chính ảnh hưởng đến VNI.

FIDT NHẬN ĐỊNH

THÔNG BÁO KẾT QUẢ TỪ HỆ THỐNG QUẢN TRỊ RỦI RO (RMS) - 29/12/2024

•    Kết quả đánh giá từ Hệ thống quản trị rủi ro RMS ở mức KÉM KHẢ QUAN, mức độ rủi ro 39.3% – TĂNG so với tuần trước.
•    Qua đó, FIDT dự báo xu hướng thị trường sẽ GIẢM trong tuần này. 
•    Tỷ trọng khuyến nghị: Mục tiêu 40% -50%.
•    Kịch bản phù hợp cho việc duy trì tỷ trọng Đầu tư tối ưu: 40% - 50%Trading ngắn hạn: 0%.
•    Nhà đầu tư tham khảo thêm Chiến lược trading cụ thể trong nội dung Báo cáo tuần.

Tham khảo biến động RMS thường xuyên hơn tại: https://portal.fidt.vn/nhan-dinh-thi-truong/ 

image.png

 

CẬP NHẬT THỊ TRƯỜNG: RỦI RO TĂNG CAO, VNI ĐIỀU CHỈNH – TÌM ĐIỂM CÂN BẰNG


•    DXY VÀ LÃI SUẤT USD CHẠM VÙNG RỦI RO CAO NHẤT, THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH BIẾN ĐỘNG CAO
•    RỦI RO TỶ GIÁ XẢY RA TRÊN TOÀN CẦU, NHNN TIẾP TỤC BÁN USD PHÒNG NGỪA
•    VNI XÁC NHẬN NHỊP ĐIỀU CHỈNH NGẮN HẠN TRONG BỐI CẢNH TÂM LÝ YẾU – RỦI RO CAO
•    KỊCH BẢN CƠ SỞ: VNINDEX ĐIỀU CHỈNH 1220 - 1240 - KỊCH BẢN TIÊU CỰC: VNINDEX SUY GIẢM 1180 - 1200

 

VĨ MÔ TOÀN CẦU: DXY CHẠM VÙNG RỦI RO CAO NHẤT, THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH BIẾN ĐỘNG CAO – TỶ GIÁ ĐỒNG LOẠT LÊN ĐỈNH

Trong tuần qua, các áp lực toàn cầu liên quan đến lãi suất USD (lợi suất TPCP Mỹ 10 năm) và DXYdiễn biến phức tạp. Cả hai chỉ số rủi ro ngắn hạn trên đều đạt ngưỡng cao nhất trong năm (xem Hình 1 & 2).

image.png

 

Dòng vốn đầu tư toàn cầu đang có xu hướng giảm đòn bẩy và chảy về Mỹ do lo ngại trước thềm nhậm chức của Tổng thống Donald Trump (25/1). Tâm lý thị trường toàn cầu biểu hiện rõ rệ sự thận trọng, khi nhiều chính sách tiềm ẩn rủi ro từ chính quyền mới chưa rõ ràng. (xem Hình 3 & 4).

 

VĨ MÔ TRONG NƯỚC: TỶ GIÁ VƯỢT TRẦN, NHNN BÁN RÒNG GẦN 3 TỶ ĐÔ, ÁP LỰC MẠNH LÊN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH

Trong bối cảnh tỷ giá tiếp tục gia tăng đến vùng trần, Ngân hàng Nhà nước đã bán ròng gần 3 tỷ USD chỉ trong 1 tháng, để bảo vệ ngưỡng tỷ giá trần 25,500. Tuy nhiên, việc bán USD với tốc độ cao đang gây suy yếu dự trữ ngoại hối (NHNN đã bán ròng gần 9 tỷ USD từ đầu năm), ảnh hưởng đến khả năng phòng ngừa trong tương lai. Đây chỉ là biện pháp tạm thời và không bền vững trước áp lực gia tăng của DXY và xu hướng rút ròng dòng vốn đầu tư hiện tại

 

image.png

 

DIỄN BIẾN KHỐI NGOẠI: KHỐI NGOẠI MẠNH TAY BÁN RÒNG NHÓM “CÔNG NGHỆ - NGÂN HÀNG – CHỨNG KHOÁN”

Bối cảnh rủi ro thị trường tăng cao do áp lực tỷ giá và biến động dòng vốn đầu tư, khối ngoại đã quay trở lại bán ròng mạnh tay, tập trung vào các ngành trụ và cổ phiếu chủ chốt như Công nghệ Thông tin (FPT), Ngân hàng (VCB, TCB, BID, EIB), và Chứng khoán (VND, HCM, VIX). Cổ phiếu ngành Ngân hàng chịu áp lực nặng nề nhất với giá trị bán ròng lớn từ cả khối ngoại và tự doanh.

Đây là tuần thứ ba trong bốn tuần liên tiếp khối ngoại quay đầu bán ròng. Xu hướng này được xem là nguyên nhân chính khiến VNINDEX thất bại trong việc tích lũy tại vùng 1,270 – 1,280 điểm, buộc chỉ số quay đầu giảm nhanh để tìm vùng cân bằng mới.

image.png

 

CẬP NHẬT THỊ TRƯỜNG: RỦI RO TOÀN CẦU TĂNG CAO, TÂM LÝ DÒNG TIỀN SUY YẾU, VNI ĐIỀU CHỈNH VÀ TÌM KIẾM VÙNG CÂN BĂNG MỚI

Trong bối cảnh rủi ro toàn cầu tăng cao, áp lực bán ròng từ cả Khối ngoại và Tự doanh, VNI thất bại trong việc tích lũy vùng 1,270 – 1,280 là kết quả tất yếu. Nhịp điều chỉnh mạnh đã xuất hiện trong phiên cuối tuần, khi Khối ngoại bán hơn 700 tỷ đồng, dẫn đến phiên giảm mạnh nhất trong nhiều tháng qua (-15 điểm). Kết tuần, VNI chỉn ở 1,255 điểm, xu hướng thị trường tiêu cực gia tăng, và cho thấy đà điều chỉnh sẽ còn tiếp diễn trong ngắn hạn nếu các áp lực toàn cầu và bán ròng không giảm bớt.

Động lượng thị trường đã suy yếu hoàn toàn trên các khung thời gian ngắn, khi đa số cổ phiếu đã mất vùng tích lũy cân bằng (MA20), cho thấy rủi ro điều chỉnh vẫn đang ở mức cao. Đặc biệt, các nhóm cổ phiếu Vốn hóa lớn như Công nghệ (FPT), Ngân hàng (VCB, TCB, HDB), Chứng khoán (SSI, HCM, VND) đang chịu áp lực bán ròng rõ rệt trong các phiên gần đây. Sự thiếu vắng dòng tiền dẫn dắt ở nhóm cổ phiếu trụ cột tiếp tục là một yếu tố chính khiến thị trường rơi vào trạng thái tiêu cực.

  • Xu hướng điều chỉnh của VNI dự kiến sẽ tiếp tục trong ngắn hạn, khi bối cảnh vĩ mô cho thấy rủi ro toàn cầu gia tăng và khối ngoại duy trì xu hướng bán ròng. 

  • Xác suất cao, VNI sẽ phải tiếp tục tìm kiếm vùng cân bằng mới (1220 – 1240) khi đối mặt điều kiện rủi ro cao hiện tại. Bên cạnh đó, FIDT không loại trừ Kịch bản tiêu cực xuất hiện khi các xu hướng tiếp tục diễn biến xấu nhanh.

image.png

 

DỰ PHÓNG THỊ TRƯỜNG

 

KỊCH BẢN CƠ SỞ:

           Vùng đáy trung hạn giả định: 1180 – 1200

           Vùng giao dịch cân bằng: 1220 – 1240

           Mục tiêu ngắn hạn: 1280 – 1300

           Tỷ trọng mục tiêu: 50% (Đầu tư trung hạn: 50%, ngắn hạn – trading: 0%)

KỊCH BẢN TIÊU CỰC:

           Vùng đáy trung hạn giả định: 1160 – 1180

           Vùng giao dịch cân bằng: 1200 – 1220

           Mục tiêu ngắn hạn: 1240 - 1260

           Tỷ trọng mục tiêu: 30% (Đầu tư trung hạn: 30%, ngắn hạn – trading: 0%).

 

image.png

 

CHIẾN LƯỢC ĐẦU TƯ

 

image.png

Chi tiết báo cáo Quý nhà đầu tư vui lòng tham khảo tại: W1.JAN.pdf


 

LƯU Ý NHÀ ĐẦU TƯ

 

Quý khách nên đọc kỹ các rủi ro mà chúng tôi dự phòng và đề cập trong báo cáo, cũng như nhận diện  được rủi ro thị trường để có lựa chọn đầu tư hiệu quả.

(*) Báo cáo này là tài sản và được giữ bản quyền bởi FIDT. Không được phép sao chép, phát hành cũng như tái phân phối báo cáo vì bất kỳ mục đích gì nếu không có văn bản chấp thuận của FIDT. Vui lòng ghi rõ nguồn khi trích dẫn nếu sử dụng các thông tin trong báo cáo này. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn quý khách hàng!

Đọc tiếp
Bài viết có nội dung liên quan