Báo cáo FIDT
Báo cáo FIDT
Báo cáo tuần
BÁO CÁO TUẦN 13/01/2025 – 17/01/2025
BÁO CÁO TUẦN 13/01/2025 – 17/01/2025
VIP
FIDT cho rằng 3 trọng điểm chính trong tuần khiến VNIndex dễ dàng đánh mất vùng hỗ trợ 1240 – 1250, phải tìm về vùng hỗ trợ sâu hơn 1200 – 1220: (1) Rủi ro toàn cầu neo rất cao khiến Dòng vốn khối ngoại bán ròng liên tục các gần đây; (2) Bối cảnh rủi ro trên cũng khiến Tâm lý dòng tiền trên thị trường rụt rè, thanh khoản thị trường chạm mức thấp kỷ lục; (3) sự không chắc chắn đến từ mùa Kết quả kinh doanh quý 4 khó đoán cận kề.

FIDT NHẬN ĐỊNH

THÔNG BÁO KẾT QUẢ TỪ HỆ THỐNG QUẢN TRỊ RỦI RO (RMS) - 13/01/2025

•    Kết quả đánh giá từ Hệ thống quản trị rủi ro RMS ở mức KÉM KHẢ QUAN, mức độ rủi ro 40.5% – TĂNG so với tuần trước.
•    Qua đó, FIDT dự báo xu hướng thị trường sẽ GIẢM trong tuần này. 
•    Tỷ trọng khuyến nghị: Mục tiêu 40% -50%.
•    Kịch bản phù hợp cho việc duy trì tỷ trọng Đầu tư tối ưu: 60% - 70%Trading ngắn hạn: 0%.
•    Nhà đầu tư tham khảo thêm Chiến lược trading cụ thể trong nội dung Báo cáo tuần.

Tham khảo biến động RMS thường xuyên hơn tại: https://portal.fidt.vn/nhan-dinh-thi-truong/ 

image.png

 

CẬP NHẬT THỊ TRƯỜNG: VNINDEX ĐIỀU CHỈNH SÂU, TIỆM CẬN HỖ TRỢ TRUNG HẠN


•    DXY VÀ LÃI SUẤT USD TIẾP TỤC NEO VÙNG RỦI RO CAO NHẤT, TÀI CHÍNH TOÀN CẦU BIẾN ĐỘNG ĐÁNG KỂ
•    TỶ GIÁ USD/VND TIẾP TỤC NEO TRẦN, TÍN DỤNG 2024 CHẠM MỤC TIÊU 15.1% YTD
•    VNI ĐIỀU CHỈNH MẠNH NHẤT TRONG 2 THÁNG, TIỆM CẬN HỖ TRỢ TRUNG HẠN 1200 - 1220
•    KỊCH BẢN CƠ SỞ: VNINDEX 1200 – 1220 (70%) – KỊCH BẢN TIÊU CỰC: VNINDEX 1160 – 1180 (30%)
 

VĨ MÔ TOÀN CẦU: DXY VÀ LÃI SUẤT USD TIẾP TỤC NEO VÙNG RỦI RO CAO NHẤT, TÀI CHÍNH TOÀN CẦU BIẾN ĐỘNG ĐÁNG KỂ

Trong tuần qua, tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ đã cải thiện đáng kể, giảm xuống mức 4.1% - mức thấp nhất trong vòng 6 tháng. Dữ liệu này cho thấy nền kinh tế Mỹ vẫn duy trì sức khỏe tốt và vượt xa kỳ vọng của thị trường. 

Kỳ vọng trước đó về việc FED cắt giảm lãi suất nhiều lần trong năm 2025 đã bị thu hẹp, hiện thị trường chỉ dự đoán FED có thể giảm lãi suất 1-2 lần (25 bps/lần), đưa mức lãi suất dự kiến về khoảng 3.8% - 4.0%.

 

image.png

 

Xu hướng vĩ mô hiện tại cho thấy rủi ro tài chính toàn cầu gia tăng, đặc biệt từ lợi suất TPCP, DXY, và chính sách của FED. Hệ quả là các lớp tài sản rủi ro tại các khu vực như Châu Á và Đông Nam Á chịu tác động tiêu cực. Thanh khoản suy giảm, áp lực bán ròng từ khối ngoại gia tăng, và đà giảm lan rộng trên thị trường chứng khoán khu vực. Nhà đầu tư cần chiến lược phòng ngừa rủi ro và theo dõi sát diễn biến vĩ mô quan trọng.

 

DIỄN BIẾN KHỐI NGOẠI: KHỐI NGOẠI BÁN RÒNG NHIỀU NGÀNH, TỐC ĐỘ BÁN MẠNH NHẤT 3 TUẦN QUA

Tuần qua, áp lực rủi ro toàn cầu và tỷ giá trong nước gia tăng đã khiến khối ngoại tiếp tục bán ròng mạnh tay hơn 1,000 tỷ đồng, đặc biệt ở những nhóm ngành vốn hóa lớn, như Thép (HPG), Thực phẩm (VNM, MSN), Chứng khoán (SSI), Bất động sản (NLG, VRE), và Công nghệ thông tin (FPT). Đây là tuần có mức bán ròng lớn nhất trong 3 tuần gần đây.

 

Trong bối cảnh tâm lý dòng tiền suy yếu và thanh khoản thị trường ở mức thấp kỷ lục, lực bán ròng liên tục nhiều tuần từ khối ngoại trở thành nguyên nhân chính khiến VNIndex giảm mạnh về 1230.
Tuy nhiên, có thể chờ đợi phản ứng Khối ngoại quay trở lại mua ròng khi Thị trường chạm hỗ trợ trung hạn (giả định) 1200 – 1220. Khi đó, có thể kỳ vọng đây là yếu tố giúp VNIndex tạo đáy ngắn hạn (hồi kỹ thuật) hoặc trung hạn thành công.

 

image.png

 

image.png

 

CẬP NHẬT THỊ TRƯỜNG: VNI ĐIỀU CHỈNH MẠNH NHẤT TRONG 2 THÁNG, TIỆM CẬN HỖ TRỢ TRUNG HẠN 1200 - 1220

FIDT cho rằng 3 trọng điểm chính trong tuần khiến VNIndex dễ dàng đánh mất vùng hỗ trợ 1240 – 1250, phải tìm về vùng hỗ trợ sâu hơn 1200 – 1220: (1) Rủi ro toàn cầu neo rất cao khiến Dòng vốn khối ngoại bán ròng liên tục các gần đây; (2) Bối cảnh rủi ro trên cũng khiến Tâm lý dòng tiền trên thị trường rụt rè, thanh khoản thị trường chạm mức thấp kỷ lục; (3) sự không chắc chắn đến từ mùa Kết quả kinh doanh quý 4 khó đoán cận kề.

Xu hướng điều chỉnh của VNI dự kiến sẽ tiếp tục trong ngắn hạn, khi bối cảnh vĩ mô cho thấy rủi ro toàn cầu gia tăng và khối ngoại duy trì xu hướng bán ròng.

Tuy nhiên, các tín hiệu động lượng cũng cho thấy thị trường đang đi vào vùng quá bán trong ngắn hạn, có thể chờ đợi một nhịp hồi kỹ thuật. Bên cạnh đó, trong kịch bản rủi ro toàn cầu giảm nhanh, có thể quan sát và kỳ vọng các tín hiệu cho thấy thị trường tạo đáy trung hạn thành công (vùng 1200 – 1220).

=

image.png

 

DỰ PHÓNG THỊ TRƯỜNG

 

Triển vọng từ FIDT: Mặc dù bối cảnh rủi ro toàn cầu vẫn tác động xấu đến tâm lý dòng tiền và thanh khoản thị trường, FIDT đánh giá thị trường có thể cải thiện dần dựa trên các lý do sau: (1) VNIndex tiệm cận vùng quá bán. (2) Định giá thị trường thấp kỷ lục. (3) Kết quả kinh doanh quý 4 vượt kỳ vọng; (4) Nhịp tạo đáy của VNIndex có thể đồng pha với yếu tố rủi ro toàn cầu cải thiện.

 

KỊCH BẢN CƠ SỞ: 70%

           Vùng đáy trung hạn giả định: 1180 – 1200

           Vùng giao dịch cân bằng: 1220 – 1240

           Mục tiêu ngắn hạn: 1280 – 1300

           Tỷ trọng mục tiêu: 60% - 70% (Đầu tư trung hạn: 60% - 70%, ngắn hạn – trading: 0%)

KỊCH BẢN TIÊU CỰC: 30%

           Vùng đáy trung hạn giả định: 1160 – 1180

           Vùng giao dịch cân bằng: 1200 – 1220

           Mục tiêu ngắn hạn: 1240 - 1260

           Tỷ trọng mục tiêu: 30% (Đầu tư trung hạn: 30%, ngắn hạn – trading: 0%).

 

image.png

 

CHIẾN LƯỢC ĐẦU TƯ

image.png

Chi tiết báo cáo Quý nhà đầu tư vui lòng tham khảo tại: W2.JAN.pdf


 

LƯU Ý NHÀ ĐẦU TƯ

 

Quý khách nên đọc kỹ các rủi ro mà chúng tôi dự phòng và đề cập trong báo cáo, cũng như nhận diện  được rủi ro thị trường để có lựa chọn đầu tư hiệu quả.

(*) Báo cáo này là tài sản và được giữ bản quyền bởi FIDT. Không được phép sao chép, phát hành cũng như tái phân phối báo cáo vì bất kỳ mục đích gì nếu không có văn bản chấp thuận của FIDT. Vui lòng ghi rõ nguồn khi trích dẫn nếu sử dụng các thông tin trong báo cáo này. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn quý khách hàng!

Đọc tiếp
Bài viết có nội dung liên quan