Báo cáo FIDT
Báo cáo FIDT
Báo cáo tuần
BÁO CÁO TUẦN 24/02/2025 – 28/02/2025
BÁO CÁO TUẦN 24/02/2025 – 28/02/2025
VIP
VNI tiếp tục tuần thứ 5 tăng điểm liên tiếp, tiến gần đến vùng kháng cự 1300. Đây là tuần có khối lượng giao dịch cao nhất trong 5 tháng qua. Động lực thị trường tiếp tục mạnh mẽ, với dòng tiền luân chuyển vào các ngành và doanh nghiệp có câu chuyện tăng trưởng. Tâm lý thị trường tích cực đã thúc đẩy dòng tiền phân bổ đều giữa các nhóm ngành. Hiện tại, nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn và Ngân hàng đang trong giai đoạn tích lũy, mở ra cơ hội cho nhóm Midcap.

FIDT NHẬN ĐỊNH

THÔNG BÁO KẾT QUẢ TỪ HỆ THỐNG QUẢN TRỊ RỦI RO (RMS) - 23/02/2025

•    Kết quả đánh giá từ Hệ thống quản trị rủi ro FIDT (RMS) ở mức KHẢ QUAN, mức độ rủi ro 31.6% – GIẢM so với tuần trước.
•    Qua đó, FIDT dự báo xu hướng thị trường sẽ TĂNG trong tuần này. 
•    Tỷ trọng khuyến nghị: Mục tiêu 80% - 90%.
•    Kịch bản phù hợp cho việc duy trì tỷ trọng Đầu tư tối ưu: 60% - 70%Trading ngắn hạn: 20% - 30%.
•    Nhà đầu tư tham khảo thêm Chiến lược trading cụ thể trong nội dung Báo cáo tuần.

Tham khảo biến động RMS thường xuyên hơn tại: https://portal.fidt.vn/nhan-dinh-thi-truong/ 

image.png

 

VNI tích lũy 1280 - 1300, tâm lý thị trường tích cực
 

VNIndex tăng điểm tuần thứ 5 liên tục, tiệm cận vùng kháng cự 1300. Xu hướng VNIndex tiếp tục duy trì tích cực, với khối lượng gia tăng rất tốt. Tổng quan, VNIndex đã tăng một mạch gần 80 điểm, từ vùng hỗ trợ 1220 – 1230 đến tiệm cận vùng kháng cự 1300 (1297 điểm).

 

Động lượng thị trường mạnh mẽ, dòng tiền luân chuyển rất tốt, khối lượng gia tăng đa số các ngành nghề. FIDT đánh giá động lượng thị trường đang tăng rất tốt trong ngắn hạn và trung hạn, với các chỉ số đo lường động lượng tích cực. Với ngành Ngân hàng và Vốn hóa lớn (VN30) đang tích lũy vùng đỉnh nhiều năm, dòng tiền len lỏi tìm kiếm cơ hội với Sóng ngành và các cổ phiếu Midcap. Các ngành như Bất động sản, Thép, Chứng khoán, Dầu khí đang có tín hiệu tạo đáy trung hạn.

 

Tâm lý thị trường đang tích cực vượt kỳ vọng. Tâm lý thị trường đang được hỗ trợ bức tranh vĩ mô trong nước rất tốt. Sự quyết tâm của Chính phủ trong thúc đẩy kinh tế bằng Kích thích tăng trưởng tín dụng 16% (Ngân hàng), Đầu tư công kỷ lục 870,000 tỷ đồng (Đầu tư công, Xây dựng). Các ngành Bất động sản, Thép, và Chứng khoán cũng được hưởng lợi trực tiếp từ các chính sách hỗ trợ từ Chính phủ.

 

 

image.png

 

Khối ngoại giảm bán ròng – Định giá thị trường hấp dẫn
 

Khối ngoại tiếp tục bán ròng nhiều tuần liên tục. Tuy nhiên, khối lượng bán ròng trong tuần qua đã giảm thấp nhất 3 tuần, 888 tỷ đồng. Áp lực bán đỉnh điểm đã trôi qua. Thị trường đang khá cân bằng trong các phiên Khối ngoại bán ròng nhẹ.

•   Khối ngoại tiếp tục bán ròng ngành Bán lẻ (MWG), Công nghệ (FPT), thực phẩm (VNM, SAB, MSN), Ngân hàng (VCB, TCB, HDB)
•   Trong khi đó, Khối ngoại đảo chiều mua ròng một số ngành như Thép (HPG), Chứng khoán (VCI).

 

FIDT đánh giá áp lực bán từ Khối ngoại đã giảm trong tuần qua, ít ảnh hưởng đến VNI. Kỳ vọng với rủi ro DXY giảm nhanh trên toàn cầu, Khối ngoại sẽ tiếp tục giảm bán ròng ngắn hạn.

 

image.png

 

Định giá thị trường: Tiếp tục duy trì vùng định giá P/E, P/B rất thấp, với VNI tiệm cận vùng kháng cự 1300

 

Định giá thị trường đang giảm nhanh với cập nhật Tăng trưởng lợi nhuận thị trường ấn tượng. Định giá thị trường hiện tại củng cố Luận điểm vùng kháng cự 1300 chỉ là ngưỡng cản tâm lý, trong khi Tiềm năng tăng trưởng thị trường được kỳ vọng phản ánh cao hơn.

image.png

 

Kinh tế Mỹ suy yếu, DXY đánh mất vùng đỉnh 107
 

Số liệu PMI tháng 2 cho thấy Kinh tế Mỹ suy yếu nhanh chóng, chứng khoán Mỹ điều chỉnh mạnh.

Báo cáo PMI tháng 2 của Mỹ cho thấy: (1) kinh tế dịch vụ suy yếu nhất trong 2 năm ; (2) kinh tế sản xuất tăng trưởng nhanh ; (3) tăng trưởng GDP Mỹ dự kiến giảm nhanh trong Quý 1. Báo cáo PMI tháng 2 cũng cho hay, kinh tế Mỹ đang bị ảnh hưởng tiêu cực ngắn hạn bởi các chính sách Cơ cấu bộ máy Chính phủ, Thuế nhập khẩu, và Rủi ro địa chính trị từ chính quyền Donald Trump.

 

Chỉ số DXY đánh mất vùng đỉnh 107, kỳ vọng áp lực tỷ giá hạ nhiệt ngắn hạn.

Với số liệu báo cáo kinh tế Mỹ suy yếu, chỉ số DXY đã giảm nhanh, về dưới mức rủi ro cao nhất 107. FIDT quan sát điều này giúp áp lực tỷ giá hạ nhiệt trên toàn cầu, bao gồm Việt Nam. Với động thái chủ động nâng tỷ giá USD/VND gần đây, cùng xu hướng DXY giảm nhanh, FIDT kỳ vọng áp lực tỷ giá USD/VND trong nước sẽ giảm trong ngắn hạn, không còn các diễn biến tiêu cực.

image.png

image.png

VNI tích lũy vùng 1280 – 1300 cùng cơ hội vượt đỉnh
 

VNI tăng liên tục trong 5 tuần, tiệm cận vùng 1300, cao nhất 2 năm. Lần này, VNIndex trở lại vùng 1300 với bối cảnh khác. Đầu tiên, bối cảnh toàn cầu có phần dễ thở hơn đối với tỷ giá USD/VND trong ngắn hạn. Tỷ giá sẽ ổn định nhiều tháng tới. Tâm lý thị trường và dòng tiền đang cao nhất 5 tháng, khi các rủi ro lớn được cởi bỏ, cùng với tín hiệu dự phóng kinh tế rất “bullish” từ phía Chính phủ.

FIDT dự kiến thị trường sẽ tiếp tục tích lũy thêm vùng 1280 – 1300, trước khi bứt phá lên các vùng mục tiêu xa hơn 1350 – 1380.

 

FIDT đánh giá cao các cơ hội đầu tư từ các ngành Ngân hàng (CTG, STB), Bất động sản (DXG, PDR), Chăn nuôi (DBC), Cao su (DPR), Phân bón (DCM), và BDS KCN (IJC).

 

Chi tiết báo cáo Quý nhà đầu tư vui lòng tham khảo tại: BÁO CÁO TUẦN 4 - THÁNG 2.pdf


 

LƯU Ý NHÀ ĐẦU TƯ

 

Quý khách nên đọc kỹ các rủi ro mà chúng tôi dự phòng và đề cập trong báo cáo, cũng như nhận diện  được rủi ro thị trường để có lựa chọn đầu tư hiệu quả.

(*) Báo cáo này là tài sản và được giữ bản quyền bởi FIDT. Không được phép sao chép, phát hành cũng như tái phân phối báo cáo vì bất kỳ mục đích gì nếu không có văn bản chấp thuận của FIDT. Vui lòng ghi rõ nguồn khi trích dẫn nếu sử dụng các thông tin trong báo cáo này. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn quý khách hàng!

Đọc tiếp
Bài viết có nội dung liên quan