Báo cáo FIDT
Báo cáo FIDT
Báo cáo chiến lược tháng
BÁO CÁO CHIẾN LƯỢC PHÂN BỔ TÀI SẢN 2025: "THỜI CƠ TRONG CHU KỲ MỚI"
BÁO CÁO CHIẾN LƯỢC PHÂN BỔ TÀI SẢN 2025: "THỜI CƠ TRONG CHU KỲ MỚI"Trong bối cảnh chu kỳ kinh tế mới đang mở ra với vô vàn cơ hội và thách thức, việc quản lý và tối ưu hóa tài sản ngày càng trở thành yếu tố quan trọng để các cá nhân và gia đình hướng tới tăng trưởng bền vững. Đặc biệt, sự phân bổ danh mục đa lớp tài sản không chỉ là một chiến lược quản lý rủi ro, mà còn là chìa khóa giúp tận dụng hiệu quả các cơ hội đầu tư.

BÁO CÁO  CHIẾN LƯỢC PHÂN BỔ TÀI SẢN 2025: "THỜI CƠ TRONG CHU KỲ MỚI"

Chi tiết báo cáo, nhà đầu tư xem tại: FIDT-BCCL-Phân bổ tài sản-2025.pdf

image.png

 

THẾ GIỚI

BỨC TRANH KINH TẾ TOÀN CẦU 2025: VAI TRÒ TRUNG TÂM CỦA MỸ

Năm 2025, kinh tế toàn cầu sẽ được định hình lại sâu sắc dưới tác động của các chính sách kinh tế và yếu tố địa chính trị quan trọng. Đối với kinh tế Mỹ, các chính sách kinh tế "pro-growth" của chính quyền Donald Trump cùng định hướng tiền tệ của FED là hai nhân tố có ảnh hưởng trọng yếu. Những yếu tố này không chỉ tái định hình nền kinh tế Mỹ mà còn tác động sâu rộng đến dòng vốn, thương mại và chính sách tiền tệ toàn cầu.

image.png

 

FED VÀ CHÍNH SÁCH CÂN BẰNG GIỮA TĂNG TRƯỞNG VÀ LẠM PHÁT

Nhân tố còn lại trong bức tranh kinh tế Mỹ tương lai chính là FED - người định hình yếu tố quan trọng nhất - dòng chảy USD toàn cầu. Trước khi chính quyền Trump chiến thắng cuộc đua tổng thống Mỹ 2025 - 2028, nền kinh tế Mỹ đã được dự đoán sẽ đi vào giai đoạn “hạ cánh mềm” đáng mong đợi trong chu kỳ tăng trưởng kinh tế trung dài hạn, với 2025 vẫn là một năm bản lề chuyển đổi từ chính sách tiền tệ thắt chặt sang giai đoạn nới lỏng.

image.png

 

VIỆT NAM

KINH TẾ VIỆT NAM: CƠ HỘI PHÁT TRIỂN TRONG THÁCH THỨC TOÀN CẦU

Giai đoạn 2025 - 2030 mở ra bước ngoặt lớn trong hành trình phát triển của Việt Nam, với cơ hội lịch sử để định hình một nền kinh tế hiện đại, sáng tạo và bền vững.

image.png

 

TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM: BỆ PHÓNG TỪ CHIẾN LƯỢC KINH TẾ • NGOẠI GIAO

Chiến lược kinh tế - ngoại giao của Chính phủ đang đóng vai trò then chốt trong việc nâng tầm vị thế quốc gia, với định vị là cứ điểm sản xuất thế hệ mới khu vực Đông Nam Á. Việc ký kết Thỏa thuận Hợp tác Đối tác Chiến lược Toàn diện với Mỹ không chỉ mở ra cơ hội tiếp cận công nghệ tiên tiến, nguồn vốn và tri thức quản lý hàng đầu thế giới, mà còn giúp Việt Nam định vị mình là một mắt xích quan trọng Trong chuỗi giá trị công nghệ toàn cầu. Thông qua quan hệ đối tác với Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc và Châu Âu, Việt Nam tập trung phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn như bán dẫn và AI.

image.png

 

CÁC LỚP TÀI SẢN

CHỨNG KHOÁN: TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNG, ĐỊNH GIÁ HỢP LÝ, MỤC TIÊU VNINDEX: 1,300 - 1,500 ĐIỂM

FIDT dự báo tăng trưởng lợi nhuận toàn ngành năm 2025 đạt 16%, với mức đánh giá thận trọng.
Điều này dẫn đến mục tiêu VNIndex vào cuối năm 2025 nằm trong khoảng 1,300 - 1,500 điểm, dựa trên hai động lực chính:
• Tăng trưởng lợi nhuận toàn thị trường dự kiến đạt 16% trong năm 2025.
• Định giá P/E thị trường tiếp tục dao động mức 12 - 14 trong năm 2025, dưới vùng trung vị 10 năm. Mức định giá mang tính “cẩn trọng”

image.png

 

BẤT ĐỘNG SẢN: THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN TIẾP TỤC PHỤC HỒI NĂM 2025

Cầu mua nhà được kỳ vọng sẽ tiếp tục phục hồi trong năm 2025, được thúc đẩy bởi niềm tin người mua nhà phục hồi và nền lãi suất thấp hỗ trợ. Nền kinh tế đang trên đà hồi phục, cùng với các chính sách tháo gỡ pháp lý và hỗ trợ từ Nhà nước, tạo niềm tin lớn hơn cho người mua nhà. Những điều kiện thuận lợi như lãi suất vay mua nhà ở mức thấp tiếp tục đóng vai trò quan trọng, giảm gánh nặng tài chính và kích thích nhu cầu sở hữu bất động sản.

image.png

 

CÁC LỚP TÀI SẢN KHÁC: VÀNG, TIỀN GỬI, TRÁI PHIẾU, CRYPTO (Chi tiết trong báo cáo)

 

PHÂN BỔ ĐẦU TƯ

Chúng tôi đưa ra 3 phương án với 3 đối tượng khách hàng với khẩu vị rủi ro khác nhau. 
1. Nhà đầu tư tăng trưởng nên tập trung vào chứng khoán và bất động sản để tối đa hóa lợi nhuận, vẫn nên duy trì một mức tỷ trọng tương đối vào trái phiếu hay vàng, tiền gửi.
2. Nhà đầu tư cân bằng cần kết hợp cân bằng giữa cổ phiếu, bất động sản và trái phiếu, tiền gửi để vừa tăng trưởng lợi nhuận vừa quản trị rủi ro.        
3. Nhà đầu tư ổn định nên ưu tiên bất động sản, tiền gửi ngân hàng và vàng để bảo toàn vốn và đảm bảo sự ổn định.

image.png

 

 

 


 

LƯU Ý NHÀ ĐẦU TƯ

 

Quý khách nên đọc kỹ các rủi ro mà chúng tôi dự phòng và đề cập trong báo cáo, cũng như nhận diện  được rủi ro thị trường để có lựa chọn đầu tư hiệu quả.

 

(*) Báo cáo này là tài sản và được giữ bản quyền bởi FIDT. Không được phép sao chép, phát hành cũng như tái phân phối báo cáo vì bất kỳ mục đích gì nếu không có văn bản chấp thuận của FIDT. Vui lòng ghi rõ nguồn khi trích dẫn nếu sử dụng các thông tin trong báo cáo này. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn quý khách hàng!

Bài viết có nội dung liên quan