FIDT NHẬN ĐỊNH
THÔNG BÁO KẾT QUẢ TỪ HỆ THỐNG QUẢN TRỊ RỦI RO (RMS) - 17/09/2023
Kết quả đánh giá từ Hệ thống quản trị rủi ro FIDT (RMS) ở mức 36.88%(-0.75%) - Giảm so với tuần trước.
Qua đó, FIDT dự báo xu hướng thị trường sẽ TĂNG trong tuần này.
Tham khảo biến động RMS thường xuyên hơn tại: https://portal.fidt.vn/nhan-dinh-thi-truong/
Các yếu tốt chính tác động RMS tuần này
Về cấu phần vĩ mô, Core CPI tại Mỹ dù đang trong trend giảm YoY, nhưng vẫn còn quá xa so với mức kỳ vọng 2% của Fed.
Vĩ mô trong nước khá ít biến động, tích cực tập trung ở việc tiếp tục hạ lãi suất tiết kiệm của VCB và Agribank về mốc 5.5%/năm - ngang giai đoạn thấp kỷ lục vì Covid-19.
Về mặt động lượng và TA, áp lực đè nặng từ nhóm Vingroup vẫn còn sẽ khiến thị trường còn khó thoát khỏi xu hướng giằng co. FIDT kỳ vọng, áp lực giảm điểm sẽ giảm bớt khi CP VIC đã về sát nền tích lũy đi ngang trong 8 tháng đầu 2023. Việc bán ròng của khối ngoại là yếu tố quan trọng mà Nhà đầu tư cần ưu tiên theo dõi trong giai đoạn này. Rủi ro bởi tỷ giá USD/VND vẫn là vấn đề cần chú ý ở giai đoạn hiện tại khi đây là nguyên nhân không nhỏ tác động đến dòng tiền từ các quỹ ngoại.
Lưu ý: trong tuần tới một số sự kiện trọng điểm như cuộc họp quyết định lãi suất của FED (20/09) và đáo hạn phái sinh (21/09) có tác động tương đối đến thị trường.
FIDT dự báo xu hướng thị trường sẽ tăng nhẹ trong tuần, tuy nhiên thị trường sẽ giao dịch ở mức rất thận trọng trước thềm công bố thông quyết định về lãi suất của FED (20/09) và đáo hạn phái sinh ngay sau đó (21/09).
FIDT khuyến nghị Nhà đầu tư duy trì vị thế nắm giữ cổ phiếu còn lại trong Danh mục trong tuần tới. FIDT sẽ theo dõi và đưa ra hành động phù hợp trong tuần khi thị trường có biến động bất thường.
Tình hình lạm phát – lãi suất Mỹ
FIDT nhận định:
FIDT trong báo cáo trước đã đánh giá giá dầu sẽ giao động trong band 80 – 90 với mức độ nhạy với tin tức ở mức cao. Vì vậy, trong thời gian tới sẽ phải cần quan sát kỹ cấu phần này để có thể đánh giá được ảnh hưởng thật sự của cấu phần năng lượng lên xu hướng lạm phát.
Về cấu phần nhà ở: giá nhà cho thuê Mỹ đã đảo chiều từ năm ngoái, nên chỉ là vấn đề thời gian để CPI phản ánh tình hình thực tế, kéo lạm phát đi xuống, nên nhìn chung không đáng lo ngại.
Core CPI dù đang trong trend giảm YoY, nhưng vẫn còn quá xa so với mức kỳ vọng 2% của Fed. Đây là lý do chính khiến Powell chưa thể yên lòng, nhất là khi Core CPI MoM tăng trở lại trong tháng 8.
FIDT dự đoán Fed sẽ tạm ngưng tăng lãi suất trong cuộc họp 19/9, tuy nhiên xác suất cao sẽ tiếp tục nâng vào tháng 11 nếu lạm phát lõi không có dấu hiệu suy giảm trong các báo cáo tới (tiếp tục quan sát và thu thập thêm dữ liệu).
CẬP NHẬT TÌNH HỈNH MỎ KHÍ LÔ B - Ô MÔN:
Hiện tại, đã có quyết định chuyển chủ đầu tư 2 dự án NMĐ Khí Ô Môn III & IV sang PVN. PVN sẽ cần thời gian để nghiên cứu lại toàn bộ dự án và tiếp nhận.
Ngoài ra PVN đã ra Nghị quyết với 3 nội dung chính sau: (1) Thông qua một số điều khoản chủ yếu và nguyên tắc tạm thời để ký kết và triển khai Hợp đồng nguyên tắc dự án Lô B với đối tác Nhật Bản (MOECO) và đối tác Thái Lan (PTTEP) (2) Trao Thư thỏa thuận có giới hạn (LLOA) cho gói Hợp đồng Kỹ thuật, Mua sắm, Xây dựng và Lắp đặt (EPCI) số 1 với ngân sách đã phê duyệt trong sáu tháng (3) Nguyên tắc tạm thời: Trường hợp sau 6 tháng, đối tác nước ngoài Lô B chưa có quyết định đầu tư cuối cùng (FID), PVN sẽ đàm phán với họ để ký Thỏa thuận phụ. Theo thỏa thuận này, đối tác nước ngoài cho phép PVN tiếp tục triển khai dự án Lô B cho đến khi nhận được FID và thanh toán bồi thường cho PVN về chi phí phát sinh trong thời gian 6 tháng này.
Vấn đề quan trọng nhất của dự án Lô B là việc bao tiêu khí giữa PVN và MOECO hiện tại vẫn chưa có tiến triển tích cực, các bên liên quan vẫn đang nỗ lực trong việc giải quyết các vấn đề liên quan để dự án sớm có quyết định đầu tư cuối cùng (FID).
Để dự án có quyết định đầu tư cuối cùng (FID) và trao gói thầu EPCI#1, cần phải thỏa mãn 2 điều kiện. Đó là (1) Hoàn tất và ký kết các thỏa thuận mua bán khí (GSPA), vận chuyển khí (GTA). Đồng thời, (2) Hợp đồng chia sản phẩm (PSC) của Dự án khí Lô B cần được gia hạn để đảm bảo thời gian khai thác đúng thời điểm.
FIDT RS đánh giá,
LLOA có thể diễn ra vào tháng 10 và giúp PVS có thể bắt đầu khởi công vào 04.2024, điều này có nghĩa là PVS có thể bắt đầu thực hiện gói thầu EPCI#1 mặc dù lô B chưa có FID. Chúng tôi cho rằng điều này củng cố thêm cho dự phóng của chúng tôi về triển vọng tích cực của PVS trong các báo cáo trước đây.
Mặc dù các bên liên quan rất tích cực trong việc giải quyết các vướng mắc của dự án tuy nhiên việc thống nhất lợi ích giữa các bên sẽ cần thời gian lâu hơn. Việc chuyển chủ đầu tư Ô Môn III & IV cho PVN chúng tôi cho rằng sẽ giúp đồng bộ hơn trong việc thỏa thuận & ký kết GSPA và PSC. Do đó chúng tôi cho rằng, dự án có thể có FID vào những tháng cuối năm 2023 hoặc sang năm 2024.
Định giá của thị trường chứng khoán Việt Nam
Định giá P/E của VNIndex đi ngang trong tuần qua và kết tuần ở mức định giá xấp xỉ mức trung bình lịch sử (từ năm 2012 - nay). Chúng tôi nhận định đây là mức định giá P/E không còn rẻ và đà tăng sẽ không còn thăng hoa như giai đoạn nửa đầu năm 2023.
Đồng pha với P/E, định giá P/B của Vnindex cũng chứng kiến đà đi ngang trong tuần qua. Với mức định giá hiện tại, chúng tôi đánh giá đây vẫn là vùng định giá thấp trong lịch sử của P/B VNIndex. Tuy nhiên cần nhìn nhận khách quan vào con số P/B này. Hiện nay, nhóm ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong vốn hóa thị trường và định giá P/B của nhóm ngân hàng đa phần vẫn nằm ở vùng khá thấp so với lịch sử định giá của nhóm này. Do đó, định giá nhóm ngân hàng là nguyên nhân chủ yếu kéo theo định giá P/B của toàn thị trường ở mức khá thấp hiện tại, nếu loại trừ nhóm ngân hàng thì định giá P/B của khá nhiều nhóm ngành đã về mức trung bình.
Vì vậy, nhìn chung thì định giá của thị trường không còn rẻ nữa và nhà đầu tư cần lưu ý khi giai đoạn thị trường hiện tại dễ xảy ra biến động và tạo ra sự phân hóa cao.
Về dòng tiền theo nhóm nhà đầu tư, nhóm tự doanh sau khi có nhịp mua tốt kể từ đầu năm 2023 đã quay đầu bán khá mạnh trong những tuần qua. Đồng pha với tự doanh, khối ngoại tiếp tục đà bán ròng (FIDT sẽ phân tích rõ hơn về dòng tiền khối ngoại ở phần sau). Ở chiều ngược lại, nhà đầu tư cá nhân đã vượt tự doanh trở thành nhóm nhà đầu tư mua ròng lớn nhất thị trường, đóng vai trò là bệ đỡ của VN-Index khi liên tục giải ngân trong tuần qua, khiến giá trị giao dịch của cá nhân trong nước tăng đột biến. Chúng tôi kỳ vọng nhóm nhà đầu tư cá nhân trong nước sẽ tiếp tục đóng vai trò chính là chủ thể dẫn dắt thị trường trong những tuần sắp tới.
Về dòng tiền theo nhóm ngành, trong tuần qua chứng kiến sự phân hóa mạnh trong bối cảnh thị trường đi ngang với biên độ lớn, sắc đỏ lan tỏa ở hầu hết nhóm ngành. Nhóm Y tế, Ô tô & phụ tùng và Du lịch & Giải trí đã trải qua những phiên điều chỉnh mạnh trong tuần qua. Ở chiều ngược lại, dòng tiền tăng trưởng chủ yếu ở nhóm Bán lẻ với câu chuyện Apple ra mắt Iphone mới, và nhóm Công nghệ thông tin với sự dẫn dắt của FPT. Ngoài ra, giá dầu Brent tăng cao nhất kể từ đầu năm nay cũng khiến cho dòng tiền tập trung ở nhóm Dầu khí, đồng thời cũng là nhóm có biến động giá tích cực nhất.
Đối những ngành có vốn hóa lớn thì Bất động sản và Ngân hàng đều chứng kiến dòng tiền sụt giảm mạnh kể từ giữa tháng 8. Biến động giá của ngành Bất động sản được ghi nhận tiêu cực khi nhóm VIC vẫn chưa thấy dấu hiệu hồi phục và hầu hết các mã bất động sản đều ghi nhận giảm điểm trong tuần qua. Trong khi đó, nhóm Ngân hàng lần đầu tiên ghi nhận biến động giá tích cực trong tháng. FIDT kỳ vọng câu chuyện phục hồi của 2 nhóm ngành này nhờ hỗ trợ từ chính sách sẽ là nền tảng cho thị trường vào những tháng cuối năm.
Thống kê giao dịch & dòng tiền khối ngoại
1. Xu hướng
- Xu hướng chung của khối ngoại vẫn là BÁN RÒNG kể từ đầu Q2 trở lại đây tuy nhiên lực bán mạnh hơn kể từ đầu tháng 9. Tính đến ngày 14/09 khối ngoại đã bán ròng khoản -5,003 tỷ.
- Không chỉ Việt Nam mà tại hầu hết nước trong khu vực thì khối ngoại đều có xu hướng bán ròng mạnh kể từ đầu tháng 9.
2. Diễn biến giao dịch tại các nhóm ngành tháng qua
Từ đầu tháng 9, tài nguyên cơ bản và bất động sản là 2 nhóm ngành bị khối ngoại bán ròng mạnh nhất. Ở chiều ngược lai, 2 nhóm được mua ròng dẫn đầu là ngân hàng và dầu khí.
3. Các quỹ ETF
- Các quỹ ETF bị rút ròng rất mạnh trong 1 tháng trở lại đây trong đó dẫn đầu là Fubon đã bị rút ròng hơn 65.61 triệu đô trong 1 tháng vừa qua.
- Vốn rút khỏi VN và các thị trường mới nổi quay về Mỹ.
Danh mục đầu tư FIDT
Trong tháng 9 (tính từ 01/09), (tính từ 01/09), danh mục theo Báo cáo của FIDT có hiệu suất 2.1% so với mức 0.3% của Vnindex cùng kỳ.
Hiệu suất từ khi FIDT ra danh mục theo Báo cáo chiến lược đạt 51.1% (vượt trội so với mức tăng của Vnindex cùng thời kỳ ở mức 24.58%)
LƯU Ý NHÀ ĐẦU TƯ
Quý khách nên đọc kỹ các rủi ro mà chúng tôi dự phòng và đề cập trong báo cáo, cũng như nhận diện được rủi ro thị trường để có lựa chọn đầu tư hiệu quả.
(*) Báo cáo này là tài sản và được giữ bản quyền bởi FIDT. Không được phép sao chép, phát hành cũng như tái phân phối báo cáo vì bất kỳ mục đích gì nếu không có văn bản chấp thuận của FIDT. Vui lòng ghi rõ nguồn khi trích dẫn nếu sử dụng các thông tin trong báo cáo này. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn quý khách hàng!
FIDT - Focus On Performance