BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ THUẾ THƯƠNG MẠI ĐỐI ỨNG MỸ - THÁNG 04/2025
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ THUẾ THƯƠNG MẠI ĐỐI ỨNG MỸ - THÁNG 04/2025
Thị trường đang đối mặt với rủi ro chính sách bao trùm từ thuế thương mại đối ứng của Mỹ – một yếu tố không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, mà còn có thể tạo ra hiệu ứng dây chuyền lên tăng trưởng kinh tế, dòng vốn và kỳ vọng thị trường. Trong bối cảnh này, FIDT cho rằng việc quản trị chiến lược đầu tư cần đặt trên nền tảng của kỷ luật và điều kiện rõ ràng.
FIDT CẬP NHẬT CHIẾN LƯỢC ĐẦU TƯ TRONG BỐI CẢNH THUẾ NHẬP KHẨU MỸ – GIAI ĐOẠN QUẢN TRỊ RỦI RO TOÀN DIỆN
RỦI RO THUẾ NHẬP KHẨU MỸ - THAY ĐỔI HOÀN TOÀN CHUỖI CUNG ỨNG TOÀN CẦU
Từ 03/09/2025, Mỹ chính thức kích hoạt thuế nhập khẩu đối ứng tối thiểu 10% cho toàn bộ thế giới.
Với nhóm quốc gia có độ phụ thuộc cao vào chuỗi cung ứng Trung Quốc như Việt Nam, mức thuế đề xuất lên tới 46% – được FIDT đánh giá là tiêu cực nhất trong lịch sử thương mại toàn cầu.
Hệ quả là nguy cơ sụp đổ chuỗi cung ứng, đóng băng thương mại Mỹ – Trung, biến động tài chính toàn cầu tăng vọt, và rủi ro suy thoái Mỹ quay trở lại.
VIỆT NAM – NỀN KINH TẾ MỞ ĐỨNG TRƯỚC THỬ THÁCH LỚN NHẤT NHIỀU NĂM QUA
Do cơ cấu kinh tế phụ thuộc mạnh vào FDI và xuất khẩu, nhất là nhóm điện tử và sản xuất gia công, Việt Nam được đánh giá là quốc gia chịu rủi ro trực tiếp lớn nhất từ cuộc chiến thuế lần này.
Trong khi các mặt hàng điện tử tạm thời được miễn, những nhóm có tỷ trọng xuất khẩu lớn sang Mỹ như dệt may, thủy sản, hóa chất, sắt thép… lại đối diện nguy cơ co hẹp biên lợi nhuận, mất đơn hàng, và giảm dòng vốn đầu tư sản xuất.
CHÍNH PHỦ HÀNH ĐỘNG MẠNH TAY – NHƯNG ÁP LỰC KINH TẾ VẪN HIỆN HỮU
Do cơ cấu kinh tế phụ thuộc mạnh vào FDI và xuất khẩu, nhất là nhóm điện tử và sản xuất gia công, Việt Nam được đánh giá là quốc gia chịu rủi ro trực tiếp lớn nhất từ cuộc chiến thuế lần này.
Trong khi các mặt hàng điện tử tạm thời được miễn, những nhóm có tỷ trọng xuất khẩu lớn sang Mỹ như dệt may, thủy sản, hóa chất, sắt thép… lại đối diện nguy cơ co hẹp biên lợi nhuận, mất đơn hàng, và giảm dòng vốn đầu tư sản xuất.
TÁC ĐỘNG ĐẾN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN – CƠ HỘI CHỈ DÀNH CHO CHỌN LỌC
Theo FIDT, VNINDEX nhiều khả năng đã tạo đỉnh trong ngắn hạn tại vùng 1300–1340.
Kịch bản cơ sở của FIDT là thuế Mỹ giữ ở mức 22–28%, đủ gây áp lực lên triển vọng tăng trưởng 12–24 tháng tới. Chỉ một số nhóm ngành được dự báo có tác động tích cực nhờ chính sách hỗ trợ gồm: đầu tư công, hàng không, ngân hàng, phân bón, tiêu dùng thiết yếu và cao su.
Các nhóm còn lại – đặc biệt là BĐS KCN, dệt may, thủy sản, hóa chất, cảng biển – đều đối mặt với rủi ro suy giảm lợi nhuận kéo dài, bất kể định giá hiện tại đang rẻ.
CHIẾN LƯỢC ĐẦU TƯ: KHÔNG HÀNH ĐỘNG VỘI – ƯU TIÊN GIỮ VỐN VÀ CHỌN LỌC
Quan điểm của FIDT là không nên vội vàng giải ngân khi các điều kiện thị trường chưa đủ rõ ràng, đặc biệt trong bối cảnh rủi ro hệ thống còn hiện hữu. Việc mở vị thế chỉ nên được cân nhắc nếu có tín hiệu rõ nét từ kết quả đàm phán thuế quan Mỹ và các yếu tố vĩ mô trong nước cho thấy sự ổn định trở lại.
Trong giai đoạn hiện tại, nhà đầu tư nên ưu tiên duy trì trạng thái tài khoản an toàn và cơ cấu lại danh mục theo hướng giảm rủi ro. Nên canh các nhịp hồi phân hóa để tái cơ cấu danh mục sang nhóm doanh nghiệp có nền tảng tài chính vững, mô hình kinh doanh đặc thù, ít phụ thuộc chuỗi cung ứng Mỹ.
FIDT khuyến nghị tiếp tục nắm giữ có chọn lọc ở một số ngành như Ngân hàng, Cao su, Phân bón, Tiêu dùng thiết yếu, Bất động sản và Đầu tư công.
Đồng thời, cần xem xét giảm tỷ trọng hoặc thoát khỏi các nhóm ngành chịu ảnh hưởng nặng từ thuế nhập khẩu đối ứng của Mỹ, như dệt may, thủy sản, hóa chất, cảng biển và BĐS KCN – những ngành có rủi ro giảm đơn hàng, sụt biên lợi nhuận và suy yếu dòng vốn FDI.
Quý khách nên đọc kỹ các rủi ro mà chúng tôi dự phòng và đề cập trong báo cáo, cũng như nhận diện được rủi ro thị trường để có lựa chọn đầu tư hiệu quả.
(*) Báo cáo này là tài sản và được giữ bản quyền bởi FIDT. Không được phép sao chép, phát hành cũng như tái phân phối báo cáo vì bất kỳ mục đích gì nếu không có văn bản chấp thuận của FIDT. Vui lòng ghi rõ nguồn khi trích dẫn nếu sử dụng các thông tin trong báo cáo này. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn quý khách hàng!