Báo cáo FIDT
Báo cáo FIDT
Báo cáo tuần
BÁO CÁO TUẦN TỪ 24/04/2023 - 28/04/2023
BÁO CÁO TUẦN TỪ 24/04/2023 - 28/04/2023Thông báo kết quả từ Hệ thống quản trị Rủi ro (RMS) - 23/04/2023. Kết quả đánh giá từ Hệ thống quản trị rủi ro FIDT (RMS) ở mức TRUNG TÍNH, mức độ rủi ro 8.31% (giảm so với tuần trước đó). Qua đó, FIDT khuyến nghị nhà đầu tư phân bổ cổ phiếu với tỷ trọng 50-60% trong danh mục đầu tư.

 

FIDT NHẬN ĐỊNH

 

THÔNG BÁO KẾT QUẢ TỪ HỆ THỐNG QUẢN TRỊ RỦI RO (RMS) - 23/04/2023

 

Kết quả đánh giá từ Hệ thống quản trị rủi ro FIDT (RMS) ở mức TRUNG TÍNH, mức độ rủi ro 38.31% (giảm so với tuần trước đó)


Qua đó, FIDT khuyến nghị nhà đầu tư phân bổ cổ phiếu với tỷ trọng 50-60% trong danh mục đầu tư. NĐT xem chi tiết đánh giá RMS tại đây.

 

1.jpg

 

Biến động chỉ báo RMS tuần này giảm nhẹ:

 

- FIDT đánh giá biến động chỉ số giảm mạnh đã đưa định giá thị trường về trở lại vùng mở vị thế mua mới với rủi ro thấp.

 

- RMS cũng cho mức biến động tích cực hơn về vĩ mô khi những thông tin về dự thảo sửa đổi, bổ sung liên tục được tung ra, củng cố nỗ lực cứu cánh nền kinh tế quyết liệt hơn từ Chính phủ.


Lưu ý: Các rủi ro liên quan đến nội tại Việt Nam đã được phản ánh vào RMS từ trước.


Về triển vọng các nhóm ngành: Khách hàng IDP/CCI vui lòng xem tại đây.

 

Cập nhật danh mục đầu tư: Xem chi tiết tại đây.

 

 


 

VĨ MÔ QUỐC TẾ

 

ĐÁNH GIÁ GDP TRUNG QUỐC QUÝ 1 NĂM 2023

 

Sau 3 năm trời ròng rã lock down nền kinh tế, Trung Quốc chính thức kết thúc chính sách Zero Covid vào tháng 12 năm ngoái. Mới đây, quốc gia này đã công bố số liệu GDP quý đầu tiên sau khi mở cửa nền kinh tế với độ tăng trưởng GDP đột biến vượt kỳ vọng (4.5% so với dự phóng 4%).

 

1.jpg

 

Đào sâu vào các mục của báo cáo GDP lần này, chúng tôi nhận thấy có hai điểm chính:

 

1.jpg

 

1.jpg

 

FIDT nhận định


Mặc dù tăng trưởng GDP tốt hơn dự phóng của thị trường, tuy nhiên chúng tôi đánh giá bản chất tăng trưởng không đồng đều. Các yếu tố tăng mạnh như tiêu dùng hay xuất khẩu đều là hệ quả của việc dồn nén quá lâu chứ không có yếu tố bền vững lâu dài vì vĩ mô thế giới không hỗ trợ, ngành trụ cột chủ lực của nền kinh tế (BĐS) vẫn đang ngủ đông và tỷ lệ thất nghiệp đáng báo động ở giới trẻ.


Đánh giá chính sách tài khóa và tiền tệ của Trung Quốc 2023:


Trong năm 2023, chính sách tài khóa của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới chỉ được triển khai ở mức mở rộng thận trọng – chi tiêu chính phủ dự kiến chỉ tăng nhẹ 5.6% so với cùng kỳ.


Về chính sách tiền tệ: khác với Fed ở Mỹ chỉ sử dụng Fed Fund Rate để kiểm soát tất cả các lãi suất khác (tiền gửi, vay, thẻ tín dụng,) thì Bắc Kinh thực hiện kiểm soát chính sách của mình với các mức lãi suất có thời hạn và điều kiện khác nhau. Trong đó, quan trọng nhất sẽ là mức lãi suất vay cơ bản kỳ hạn 1 năm – Loan Prime Rate, chuyên được sử dụng cho vay gia đình & doanh nghiệp.

 

1.jpg

 

Ngoài việc cắt giảm giải suất, Ngân Hàng Trung Ương Trung Quốc còn tiếp tục tăng thanh khoản cho hệ thống thông qua việc bơm 31 tỷ USD qua công cụ vay trung hạn (MLF) với thời hạn 1 năm cùng lãi suất 2.85%


Từ các yếu tố trên, FIDT nhận định chính sách tiền tệ của Trung Quốc năm 2023 thả lỏng rất nhiều với việc liên tục bơm thanh khoản cũng như giữ mức lãi suất LPR ở mức thấp nhất trong 4 năm qua. Điều này một lần nữa khẳng định ưu tiên hàng đầu của Bắc Kinh sẽ là kích cầu từ tiêu dùng tiêu dùng cho đến đầu tư.


Tất nhiên, vì nền kinh tế chỉ mới bắt đầu mở cửa và chính sách tiền tệ thường có độ trễ nhất định. Nên chính sách tài khoán sẽ được triển khai vô cùng thận trọng, tránh tình trạng mở rộng nền kinh tế quá mức kiểm soát.


Ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam:


Với vị thế là nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới và đối tác thương mại hàng đầu của nước ta, việc Trung Quốc mở cửa sẽ đem lại các hệ quả sau:


1. Lạm phát toàn cầu: Việc Trung Quốc Mở cửa sẽ có hai ảnh hưởng lớn đến lạm phát ở cả 2 chiều:


- Tiêu dùng bùng nổ gia tăng lạm phát.

 

- Chuỗi cung ứng hồi phục, giúp giảm chi phí đầu vào, từ đó kéo giá hàng hóa lẫn lạm phát xuống


Chúng tôi đánh giá tác động từ chuỗi cung ứng hồi phục lên lạm phát sẽ mạnh hơn tác động từ tiêu dùng, ảnh hưởng tích cực lên vĩ mô toàn cầu.


2. Xuất nhập khẩu Việt Nam (nông nghiệp, thủy sản) sẽ là nhóm đầu tiên hưởng lợi trong ngắn hạn với việc bùng nổ tiêu dùng sau khi lockdown của TQ. Tuy nhiên, về mặt lâu dài, các doanh nghiệp sản xuất ở nước ta (may mặc, gia dụng) sẽ phải cạnh tranh khốc liệt về giá với các doanh nghiệp TQ.

 

1.jpg

 

3. Dịch vụ - Du lịch: Một trong các ảnh hưởng lớn nhất của việc Trung Quốc mở cửa đối với nền kinh tế nước ta sẽ là ở mảng du lịch. Trong Quý 1/2023, lượng khách du lịch Trung Quốc vào nước ta đã gấp đôi cả năm 2022 bất chấp các đường bay chỉ mới được khai thác trở lại mới đây lẫn thủ tục xin visa du lịch vào nước ta vẫn còn khó khăn.


Với việc nhà nước đã nới lỏng chính sách xin visa du lịch từ 15/3, đồng thời các chặng bay Việt Nam – Trung Quốc sẽ dần được khai thác hết công suất. Chúng tôi dự kiến lượng khách du lịch TQ vào nước ta tăng mạnh vào cuối năm 2023, thúc đẩy GDP lẫn tăng dự trữ ngoại hối (Công ty Chứng khoán VNDirect đưa ra dựa đoán dự trữ ngoại hối của Việt Nam sẽ phục hồi lên mức 3 tháng nhập khẩu và đạt 102 tỉ USD vào cuối năm 2023).

 

1.jpg

 

1.jpg

 

 


 

VĨ MÔ VIỆT NAM

 

Thị trường trong nước tuần vừa qua liên tục đón nhận những tin "tốt" về các dự thảo dự mà FIDT đã cập nhật đến nhà đầu tư.

 

Đầu tiên phải kể đến là CƠ CẤU NỢ VÀ GIỮ NGUYÊN NHÓM NỢ CỦA NHNN mà tuần qua là lần thứ 2 DỰ THẢO được công bố, FIDT đã tóm tắt nội dung và đưa ra nhận định tại đây:

 

1.jpg

 

Ngoài ra, thì một dự thảo nữa cũng mang tính hỗ trợ nền kinh tế là Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế GTGT (VAT) năm 2023 cũng đã được ban hành trong tuần vừa qua, với đề xuất giảm thuế VAT về 8% đến hết năm nay, dự kiến sẽ được xem xét trong kỳ họp thứ 5, quốc hội khoá XV khai mạc vào 22/5 tới đây với mục tiêu kích thích tiêu dùng và hỗ trợ nền kinh tế. FIDT cũng đã đề cập và nhận định:

 

1.jpg

 

Đến cuối tuần, Nhà đầu tư còn liên tiếp được dội thông tin quan trọng về mặt chính sách.

 

1.jpg

 

Link tham khảo: https://baodautu.vn/nghi-quyet-58nq-cp-khong-hinh-su-hoa-co-chi-thi-moi-ve-thanh-tra-kiem-tra-d188232.html 

 

1.jpg

 

Link tham khảo: https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/ban-hanh-ngay-2-vbqppl-quan-trong-ve-tin-dung-trai-phieu-doanh-nghiep-119230422201216414.htm

 

1.jpg

 

Link tham khảo: https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/toan-van-nghi-quyet-so-58-nq-cp-ve-ho-tro-doanh-nghiep-chu-dong-thich-ung-phuc-hoi-nhanh-va-phat-trien-ben-vung-den-nam-2025-1192304211921592.htm

 

FIDT đánh giá khá tích cực về các động thái của chính phủ khi liên tục ban hành các chính sách, dự thảo để hỗ trợ nền kinh tế nói chung và thị trường BĐS nói riêng. Tuy nhiên còn một số điểm mà FIDT đánh giá là cần nới lỏng hơn nữa để hỗ trợ thị trường và trong cuộc họp sáng ngày hôm qua Thủ tướng cũng đã nêu đích danh vấn đề này:


1. Về Dự thảo sửa đổi Thông tư 16 về đầu tư TPDN của Ngân hàng


Dự thảo này bản chất ngân hàng sẽ khó hỗ trợ cho thị trường do điều kiện vẫn rất khắt khe và Hiệp hội BĐS TPHCM liên tục yêu cầu sửa đổi cho phép bank mua TP mục đích cơ cấu nợ.

 

1.jpg

 

Trong cuộc họp hôm nay Thủ tướng yêu cầu phải thiết kế theo hướng cho phép bank mua lại ngay TPDN.


2. Về Dự thảo cơ cấu nợ

 

1.jpg

 

Theo Dự thảo hiện nay chỉ cơ cấu cho các khoản nợ có mục đích là sản xuất kinh doanh và thời hạn cơ cấu tối đa là 12 tháng

 

1.jpg

 

Theo chỉ đạo của Thủ tướng thì sửa Dự thảo theo hướng mở rộng đối tượng được cơ cấu nợ hơn (có thể mở rộng mục đích vay) và kéo dài thời hạn áp dụng phù hợp ở đây có thể là kéo dài thời hạn cơ cấu tối đa hoặc kéo dài thời gian áp dụng của Thông tư (hiện nay Dự thảo cho áp dụng đến 31/12/2023)

 

Có thể nói NHNN còn quá thận trọng trong các Dự thảo chính sách và qua cuộc họp hôm nay Thủ tướng nêu rõ quan điểm phải "lỏng" hơn nữa mới cứu được thị trường và nền kinh tế.

 

Cập nhật thông tin và những vấn đề cần quan tâm kỳ họp ĐHĐCĐ thường niên 2023 (một số doanh nghiệp trong Watchlist FIDT), thông tin được tổng hợp đến hết 23/04/2023 trong file sau:

 

FIDT-ĐHĐCĐ-20230423.pdf

 

Cuối tuần qua cũng là thời điểm các doanh nghiệp trên sàn công bố kết quả kinh doanh, RS FIDT cập nhật đến quý Nhà đầu tư phân tích về một số cổ phiếu quan trọng có trong Danh mục Tích sản, Đầu tư và FIDT Watchlist:

 

FPT-BCCN-KQKD-Q1.2023.pdf

 

DGC-BCCN-KQKD-Q1.2023.pdf

 

DPR-BCCN-KQKD-Q1.2023.pdf

 

 


 

LƯU Ý NHÀ ĐẦU TƯ

 

Quý khách nên đọc kỹ các rủi ro mà chúng tôi dự phòng và đề cập trong báo cáo, cũng như nhận diện  được rủi ro thị trường để có lựa chọn đầu tư hiệu quả.

 

(*) Báo cáo này là tài sản và được giữ bản quyền bởi FIDT. Không được phép sao chép, phát hành cũng như tái phân phối báo cáo vì bất kỳ mục đích gì nếu không có văn bản chấp thuận của FIDT. Vui lòng ghi rõ nguồn khi trích dẫn nếu sử dụng các thông tin trong báo cáo này. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn quý khách hàng!

 

FIDT - Focus On Performance

Bài viết có nội dung liên quan