Tin tức
Đầu tư - Chứng khoán
Cẩn trọng với xu hướng thị trường chưa rõ ràng của dòng vốn ngoại
Cẩn trọng với xu hướng thị trường chưa rõ ràng của dòng vốn ngoại
datasource-prd
Họ và tên: RS. Phạm Hoàng Quang KiệtLĩnh vực: Tổng hợpCập nhật: 26-11-2023
Trong khi các yếu tố vĩ mô vẫn đang tích cực dần lên, khối ngoại trên thị trường chứng khoán (TTCK) vẫn đang có xu hướng rút ròng.

 

Chng-khoan.jpg

 

Khối ngoại trên thị trường chứng khoán (TTCK) vẫn đang có xu hướng rút ròng. (Ảnh minh họa)

 

Trong tuần qua, trên thị trường chứng khoán, khối ngoại đã bán ròng -22,4 tỷ đồng, giảm mạnh so với mức bán ròng -1.263 tỷ đồng trong tuần trước. Họ tăng lực mua diễn ra chủ yếu ở phiên thứ 2 và thứ 6, trong khi bán ròng ở những ngày còn lại.

 

Xu hướng chung của khối ngoại vẫn là bán ròng kể từ đầu quý II/2023 trở lại đây, lực bán mạnh hơn sau khi thị trường đạt đỉnh vào cuối tháng 8 và vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.

 

Tính đến 24/11, khối ngoại đã bán ròng khoảng -11,567 tỷ. Nhìn vào dữ liệu có thể thấy, sau khi kết thúc chuỗi mua ròng vào tháng 8, hành động của khối ngoại chủ yếu là mua ròng mỗi khi thị trường sụt giảm với biên độ lớn và bán ròng khi thị trường hồi phục. Điển hình là khi thị trường chạm đáy vào cuối tháng 10, khối ngoại đã có 6 phiên mua ròng với khối lượng lớn.

 

Khoi-ngoai.jpg

 

 

DIỄN BIẾN THEO NGÀNH

 

Bất động sản là nhóm bị bán mạnh nhất tập trung chủ yếu ở nhóm "họ Vin". Bên cạnh đó, bán lẻ và thực phẩm đồ uống với triển vọng phục hồi về cuối năm chưa thực sự rõ ràng cũng bị bán mạnh trong tháng 11.

 

Ở chiều ngược lại, nhóm tài nguyên cơ bản với sự dẫn dắt của ngành thép đã đạt được niềm tin của nhóm nhà đầu tư ngoại và liên tục được nhóm này mua ròng từ đầu năm tới nay.

 

Với câu chuyện riêng của cổ phiếu, tuần qua khối ngoại tiếp tục gây chú ý với "hành vi" bán nhóm cổ phiếu Vin (VHM, VIC, VRE), kèm với đó vẫn là cái tên quen thuộc là MWG và VNM.

 

Với nhóm Vingroup, nhóm này đã bị ròng liên tục trong thời gian qua khi triển vọng của VinFast không được đánh giá cao và những tin tức tiêu cực của VFS đã kéo niềm tin của khối ngoại vào các cổ phiếu trong hệ sinh thái.

 

Đối với MWG và VNM, từng được đánh giá cao trong quá khứ thì hiện tại lại gặp nhiều vấn đề về mặt tăng trưởng, dẫn đến liên tục là lựa chọn cơ cấu trong danh mục của khối ngoại.

 

Đáng chú ý, đây đều là những cổ phiếu có vốn hoá lớn và có tác động nhất định đến chỉ số VN-Index, do đó áp lực bán ròng của khối ngoại lên thị trường trong thời gian qua là rất lớn.

 

Khoi-ngoai-3.jpg

 

 

DÒNG VỐN QUÔC TẾ DI CHUYỂN

 

Với tình hình thanh khoản và tỷ giá toàn cầu hạ nhiệt, dòng USD chảy vào tài sản toàn cầu đã bắt đầu diễn biến tích cực hơn. Tuần qua các quỹ ETF đến từ Mỹ và Châu Âu vẫn hút ròng mạnh nhưng đà tăng đã chững lại, dòng vốn di chuyển sang khu vực các nước Châu Á. Trong khu vực ASEAN, ngoại trừ Thái Lan và Việt Nam và bán ròng, hầu hết các quốc gia trong khu vực đều được mua ròng hoặc không thu hút được vốn.

 

Tại thị trường chứng khoán Việt Nam, nhà đầu tư chứng kiến sự rút ròng của dòng vốn ngoại thêm -34 triệu USD, làm nâng giá trị rút ròng tích luỹ tính từ đầu tháng đến nay lên đến -109 triệu USD. Trong đó, dòng tiền đầu tư nước ngoài thông qua các quỹ ETF lớn tại Việt Nam bán ròng nhẹ trong tuần, tổng cộng khoảng -4 triệu USD so với -21,2 triệu USD ở tuần trước đó.

 

Vậy có thể thấy, đợt rút ròng này đi ngược lại với những kỳ vọng của thị trường khi mà các yếu tố vĩ mô đang được đánh giá dần tích cực lên.

 

Ghi nhận thị trường cho thấy giá trị bán ròng giảm mạnh chủ yếu do đà bán từ quỹ nội SSIAM VNFIN Lead đã chững lại, chỉ đạt -5,22 triệu USD so với -18 triệu USD ở tuần trước. Ở chiều ngược lại, lực mua chủ yếu đến từ DCVFMVN Diamond, đạt giá trị khoảng 6 triệu USD.

 

Xu hướng dòng vốn khối ngoại trong thời gian sắp tới là chưa rõ ràng, hành vi mua bán sẽ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác bên cạnh điều kiện USD như (1) hành động cơ cấu danh mục thời điểm cuối năm (2) kỳ vọng tăng trưởng thực của các doanh nghiệp niêm yết (3) các rủi ro từ thị trường và vĩ mô trong nước khác.

 

Tuy nhiên, với điều kiện vĩ mô quốc tế dần ổn định, chúng tôi kỳ vọng hành vi bán ròng của khối ngoại sẽ ổn định hơn trong 1 xu hướng tích lũy 2 – 3 tháng.

 

 

FIDT - Tư vấn Đầu tư và Quản lý Tài sản

Chia sẻ bài viết
Bài viết có nội dung liên quan