Báo cáo FIDT
Báo cáo FIDT
Báo cáo tuần
BÁO CÁO TUẦN 24/03/2025 – 28/03/2025
BÁO CÁO TUẦN 24/03/2025 – 28/03/2025VN-Index giảm 8.74 điểm (tương đương 0.66%) trong tuần qua, đóng cửa ở mức 1,321.88 điểm. Mặc dù có lúc vượt 1,340 điểm, lực bán nhanh chóng xuất hiện tại vùng kháng cự, khiến chỉ số đảo chiều. Áp lực chốt lời tại nhóm cổ phiếu ngân hàng và vốn hóa lớn là nguyên nhân chính khiến thị trường suy yếu.

FIDT NHẬN ĐỊNH


1.  XU HƯỚNG VN – INDEX


Diễn biến trong tuần: VN-Index giảm 8.74 điểm (tương đương 0.66%) trong tuần qua, đóng cửa ở mức 1,321.88 điểm. Mặc dù có lúc vượt 1,340 điểm, lực bán nhanh chóng xuất hiện tại vùng kháng cự, khiến chỉ số đảo chiều. Áp lực chốt lời tại nhóm cổ phiếu ngân hàng và vốn hóa lớn là nguyên nhân chính khiến thị trường suy yếu.


Thanh khoản và tâm lý thị trường: Thanh khoản có xu hướng giảm cho thấy tâm lý thận trọng khi VN-Index tiệm cận vùng kháng cự 1,335 – 1,340. Dòng tiền trở nên chọn lọc hơn do thị trường phân hóa mạnh và khối ngoại tiếp tục bán ròng, làm giảm tính lan tỏa chung.
 

Kịch bản tuần tới: 
Tích cực: VN-Index giữ được vùng 1,315 – 1,320, khả năng tích lũy và kiểm định lại mốc 1,332 – 1,335 là khá cao. Trong kịch bản này, nhà đầu tư có thể cân nhắc mua thăm dò với tỷ trọng nhỏ ở các cổ phiếu đầu ngành có nền giá tốt và thanh khoản ổn định, đặc biệt thuộc nhóm công nghệ, ngân hàng hoặc bất động sản lớn.


Tiêu cực: Nếu chỉ số thủng mốc 1,315 và thanh khoản tiếp tục suy yếu, thị trường có thể điều chỉnh sâu hơn về vùng 1,300 – 1,305. Khi đó, nhà đầu tư nên ưu tiên phòng thủ, hạn chế giải ngân mới, giữ tỷ trọng tiền mặt cao và chờ tín hiệu ổn định rõ ràng hơn trước khi quay lại thị trường.
 

image.png
 

2. XU HƯỚNG DÒNG TIỀN
 

Khối ngoại tiếp tục rút ròng mạnh
Khối ngoại duy trì xu hướng bán ròng mạnh trong tuần với tổng giá trị -3,535 tỷ đồng, tập trung vào nhóm tài chính và công nghệ, tạo sức ép đáng kể lên thị trường.


Áp lực rõ rệt ở nhóm vốn hóa lớn
FPT bị bán ròng gần 1,936.8 tỷ đồng, nhưng giá chỉ giảm nhẹ -2.6%, cho thấy lực cầu nội vẫn khá vững.
TPB giảm mạnh -8.4%, với giá trị bán ròng -262.4 tỷ đồng, cho thấy áp lực chủ yếu từ khối ngoại. SSI cũng bị bán -245.5 tỷ đồng, giá giảm -1.3%.
 

Nhận định
Dòng tiền ngoại vẫn tiêu cực, đặc biệt ở nhóm vốn hóa lớn. Dòng tiền nội có tính chọn lọc, hướng về mid-cap cơ bản tốt. Nhà đầu tư nên thận trọng với các mã bị bán ròng mạnh, và quan sát kỹ hỗ trợ kỹ thuật cùng sức mua nội để xác định vùng cân bằng.
 

image.png

 

 

3. THẾ GIỚI
 

Tính đến cuối tuần 21/03/2025, thị trường toàn cầu tiếp tục duy trì xu hướng tiêu cực ngắn hạn, dù các chỉ số như S&P 500 và Nasdaq có phục hồi nhẹ. Tâm lý phòng ngừa rủi ro chiếm ưu thế, khi vàng vượt mốc $3.000/ounce, trở thành điểm đến chính của dòng tiền.
 

Ba rủi ro chính chi phối thị trường


Thuế nhập khẩu Mỹ (áp dụng từ 02/04/2025): Nguy cơ leo thang thương mại toàn cầu, đặc biệt ảnh hưởng các thị trường mới nổi và nhóm công nghệ, khi chưa rõ chi tiết nhưng xác suất thực thi rất cao.

Kinh tế Mỹ suy yếu nhanh: Các chỉ số vĩ mô giảm tốc, cộng với chính sách thắt chặt tài khóa quyết liệt, phủ bóng lên triển vọng phục hồi dù Fed giữ lãi suất.

Tâm lý trú ẩn gia tăng: Vàng và trái phiếu Mỹ kỳ hạn ngắn được ưu tiên trong danh mục. Ngược lại, Bitcoin và tài sản rủi ro đối mặt biến động mạnh khi dòng tiền đầu cơ rút lui.
 

image.png

Chi tiết báo cáo Quý nhà đầu tư vui lòng tham khảo tại: BÁO CÁO TUẦN 4 THÁNG 3.pdf


 

LƯU Ý NHÀ ĐẦU TƯ

 

Quý khách nên đọc kỹ các rủi ro mà chúng tôi dự phòng và đề cập trong báo cáo, cũng như nhận diện  được rủi ro thị trường để có lựa chọn đầu tư hiệu quả.

(*) Báo cáo này là tài sản và được giữ bản quyền bởi FIDT. Không được phép sao chép, phát hành cũng như tái phân phối báo cáo vì bất kỳ mục đích gì nếu không có văn bản chấp thuận của FIDT. Vui lòng ghi rõ nguồn khi trích dẫn nếu sử dụng các thông tin trong báo cáo này. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn quý khách hàng!

Bài viết có nội dung liên quan