Tin tức
Tài chính cá nhân
HAI CÁCH LỪA ĐẢO TÀI CHÍNH TINH VI HIÊN NAY CẦN LƯU TÂM
HAI CÁCH LỪA ĐẢO TÀI CHÍNH TINH VI HIÊN NAY CẦN LƯU TÂM
datasource-prd
Họ và tên: FP. Tạ Thanh TùngLĩnh vực: Tư vấn tài chính cá nhân, Thẩm định giáCập nhật: 22-08-2023
Theo các chuyên gia, để phòng tránh những chiêu trò lừa đảo tài chính, người dùng không nên hoàn chuyển tiền cho người lạ khi không có bên thứ ba. Không tự ý hoàn chuyển vào tài khoản khác với tài khoản ngân hàng đã "chuyển nhầm", phải chờ phía ngân hàng có phản hồi, giải quyết trước.

 

Lua-Dao-Tai-Chinh.jpg

 

Lừa đảo tài chính không chỉ là lừa đảo ngân hàng mà còn liên quan đến các hệ thống thanh toán và cửa hàng trực tuyến. Ảnh: Vĩnh Hoàng


Trước sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, thời gian qua đã xuất hiện tình trạng lừa đảo tài chính tinh vi nhằm lừa đảo và đánh cắp thông tin của người dùng. Trao đổi với Lao Động, Mrs. Tạ Thanh Tùng - Chuyên gia Hoạch định Tài chính Cá nhân tại CTCP FIDT - đưa ra lưu ý về 2 trong số các hình thức lừa đảo tài chính phổ biến hiện nay. Một là giả mạo ngân hàng, nhân viên ngân hàng hoặc các tổ chức có uy tín. Hai là lừa gạt yêu cầu chi phí trả trước.

 

 

1. GIẢ MẠO NGÂN HÀNG, NHÂN VIÊN NGÂN HÀNG HOẶC CÁC TỔ CHỨC CÓ UY TÍN

 

Với hình thức này, đối tượng xấu sẽ gửi tin nhắn mạo danh ngân hàng đến khách hàng (tin nhắn gửi từ đầu số lạ hoặc mạo danh thương hiệu ngân hàng) để thông báo tài khoản của khách hàng có dấu hiệu hoạt động bất thường, đang bị trừ phí. Sau đó, chúng sẽ hướng dẫn khách hàng nhấn vào đường link trong tin nhắn để cung cấp thông tin xác thực.

 

Hoặc đối tượng có thể chuyển một khoản tiền nhỏ vào tài khoản của khách hàng. Sau đó, chúng mạo danh ngân hàng gọi điện, gửi tin nhắn (hiển thị tên thương hiệu của ngân hàng) cho khách hàng thông báo giao dịch chuyển tiền bị treo hoặc có người chuyển nhầm và yêu cầu khách hàng truy cập đường link trong tin nhắn để tra soát giao dịch, xác nhận thông tin, mở khóa lệnh chuyển tiền…

 

Thực chất đây là đường link giả mạo, lừa đảo để khách hàng tiết lộ thông tin bảo mật của dịch vụ ngân hàng điện tử nhằm chiếm đoạt tài sản.

 

Tai-Chinh-Thong-Minh.jpg

 

Ông Tạ Thanh Tùng khuyên người dùng không nên hoàn chuyển tiền cho người lạ khi không có bên thứ ba. Ảnh: Đức Mạnh

 

 

2. LỪA GẠT YÊU CẦU CHI PHÍ TRẢ TRƯỚC

 

Với chiêu trò này, kẻ xấu sẽ mời khách hàng cung cấp thông tin cá nhân (số thẻ CCCD/CMND/sổ hộ khẩu) để hỗ trợ vay vốn/thanh lý hồ sơ cho vay/giới thiệu các gói vay hay tiền gửi hấp dẫn. Kẻ gian giả mạo văn bản xác nhận có chữ ký lãnh đạo ngân hàng gửi cho khách hàng để chứng minh khách hàng đã được giải ngân khoản vay/thỏa mãn điều kiện để nhận ưu đãi của ngân hàng. Đồng thời sẽ yêu cầu khách hàng nộp trước một khoản tiền/phí và hứa sẽ hoàn lại khi giải ngân/nhận ưu đãi. Sau khi nhận được tiền, kẻ gian chặn toàn bộ liên lạc với khách hàng nhằm chiếm đoạt tài sản.

 

Mrs. Tạ Thanh Tùng nhấn mạnh: "Các bạn tuyệt đối không hoàn chuyển tiền cho người lạ khi không có bên thứ ba (đại diện ngân hàng hoặc công an). Không tự ý hoàn chuyển vào tài khoản khác với tài khoản ngân hàng đã "chuyển nhầm", phải chờ phía ngân hàng có phản hồi, giải quyết trước.

 

Đồng thời, khi nhận điện thoại lạ tự xưng ngân hàng hay tổ chức thì lấy lý do gọi lại sau và kiểm tra số điện thoại trên có đúng số điện thoại ngân hàng hay tổ chức đó. Để chắc chắn hơn, yêu cầu bên chuyển nhầm tiền cùng lên ngân hàng giải quyết".

 

 

FIDT - Tư vấn Đầu tư và Quản lý Tài sản

Chia sẻ bài viết
Bài viết có nội dung liên quan