Tin tức
Tài chính cá nhân
Series: Khám phá nghề Financial Planner | Part 10: [2024] 5 hướng đi nghề nghiệp khác cho Nhà hoạch định tài chính
Series: Khám phá nghề Financial Planner | Part 10: [2024] 5 hướng đi nghề nghiệp khác cho Nhà hoạch định tài chính
datasource-prd
Họ và tên: Admin FIDTLĩnh vực: Tổng hợpCập nhật: 25-10-2024
Ngành tài chính là một ngành rộng lớn và đa dạng, mang đến cho các Nhà hoạch định tài chính kinh nghiệm nhiều cơ hội để “rẽ hướng" hay mở rộng phạm vi tác động của mình ra những lĩnh vực đa dạng hơn. Điều này không chỉ giúp nâng cao kỹ năng mà còn mang lại những trải nghiệm nghề nghiệp đầy thử thách và thú vị trong một bối cảnh mới.
image.png

 

1. Cố vấn đầu tư (Investment Advisor)


Chuyển từ hoạch định tài chính sang cố vấn đầu tư giúp các nhà hoạch định tập trung vào việc xây dựng và quản lý danh mục đầu tư. Cố vấn đầu tư tập trung phần lớn vào chứng khoán, trái phiếu, và các công cụ đầu tư khác, giúp khách hàng đạt được các mục tiêu tài chính thông qua các chiến lược đầu tư.


Vai trò này thường đòi hỏi kiến thức sâu về thị trường, sự hiểu biết về xu hướng kinh tế toàn cầu và khả năng quản lý rủi ro tốt. Các cố vấn đầu tư thường làm việc với nhiều loại khách hàng, từ cá nhân đến các tổ chức lớn, cung cấp tư vấn phù hợp với từng mục tiêu tài chính và mức độ chấp nhận rủi ro của khách hàng.


2. Chuyên viên phân tích tài chính doanh nghiệp (Corporate Finance Analyst)


Chuyên viên phân tích tài chính doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh, đây là một khái niệm khá mới và họ là giúp đánh giá các rủi ro tài chính và tiềm năng lợi nhuận của một doanh nghiệp. Họ xây dựng các mô hình tài chính để dự đoán kết quả, hỗ trợ huy động vốn, quản lý ngân sách và các sáng kiến chiến lược. Thành công trong lĩnh vực này đòi hỏi kỹ năng phân tích mạnh mẽ, sự chú ý tỉ mỉ đến chi tiết, và sự hiểu biết sâu sắc về thị trường.


3. Nhà đào tạo Hoạch định tài chính (Financial Educator or Trainer)


Những nhà hoạch định tài chính có đam mê giảng dạy có thể tìm thấy con đường sự nghiệp với tư cách là nhà giáo dục tài chính, hay trở thành nhà đào tạo về Hoạch định tài chính. Các chuyên gia này phát triển giáo trình và cung cấp các khóa học về nhiều chủ đề tài chính khác nhau, bao gồm quản lý tài chính cá nhân, kế hoạch hưu trí, và chiến lược đầu tư,...


Vai trò này tận dụng kiến thức chuyên môn của nhà hoạch định tài chính và khả năng giải thích các khái niệm phức tạp một cách dễ hiểu, giúp việc tiếp cận kiến thức tài chính trở nên dễ dàng hơn, ngoài ra cũng giúp “truyền lửa" cho các thế hệ Nhà hoạch định tài chính trong tương lai và phát triển nghề Financial Planner tại Việt Nam.


4. Nhà Quản lý tài sản (Wealth Manager)


Các nhà quản lý tài sản cung cấp dịch vụ cá nhân hóa hơn so với các nhà hoạch định tài chính thông thường, tập trung vào các khách hàng có tài sản lớn. Công việc của một Wealth Manager bao gồm xây dựng các chiến lược đầu tư phù hợp, lập kế hoạch di sản, quản lý rủi ro và đôi khi phối hợp với các chuyên gia khác như cố vấn thuế và luật sư. Các nhà quản lý tài sản phải xây dựng mối quan hệ bền vững với khách hàng, hiểu được các mục tiêu tài chính và cuộc sống của khách hàng.


5. Tư vấn khởi nghiệp/Doanh nhân (Entrepreneur/Startup Consultant)


Những nhà hoạch định tài chính có thể phát triển mạnh mẽ với lĩnh vực nếu có niềm đam mê và yêu thích khởi nghiệp. Công việc của một Tư vấn khởi nghiệp/Doanh nhân thường sẽ là tư vấn về quản lý ngân sách, lập kế hoạch tài chính, và tối ưu hóa mô hình kinh doanh. Vai trò này yêu cầu xem xét kỹ lưỡng các báo cáo tài chính, dự đoán xu hướng tài chính và tư vấn về các chiến lược huy động vốn. Một nhà tư vấn khởi nghiệp cần hiểu rõ những thách thức đặc thù mà các doanh nghiệp mới phải đối mặt, bao gồm quản lý dòng tiền và tìm kiếm đầu tư.


Nguồn tham khảo: Digitaldenfynd

 

Chia sẻ bài viết
Chia sẻ bài viết
Bài viết có nội dung liên quan