Tin tức
Tài chính cá nhân
Series: Khám phá Nghề Financial Planner | Part 12: Đi khắp năm châu - Những cách khác biệt giúp định hình nghề hoạch định tài chính cá nhân
Series: Khám phá Nghề Financial Planner | Part 12: Đi khắp năm châu - Những cách khác biệt giúp định hình nghề hoạch định tài chính cá nhân
datasource-prd
Họ và tên: Admin FIDTLĩnh vực: Tổng hợpCập nhật: 15-11-2024
Có bao giờ bạn tự hỏi, vì sao nghề Financial Planner lại ‘chất’ thế? Không phải tự nhiên mà mỗi quốc gia lại có cách đào tạo Financial Planner khác nhau… Cùng Admin tìm hiểu những yếu tố nổi bật giúp 5 quốc gia dưới đây định hình thành công của nghề hoạch định tài chính cá nhân, đưa nghề này lên một tầm cao mới nhé!
Multicolour geometric illustrated environmental practices educational presentation.png
 
1. Hoa Kỳ – Cái nôi của nghề Financial Planner với hệ thống chứng chỉ uy tín hàng đầu
Hoa Kỳ được coi là nơi khởi nguồn của nghề hoạch định tài chính cá nhân với hệ thống chứng chỉ uy tín như Certified Financial Planner (CFP). Chương trình CFP tại Mỹ được thiết kế chặt chẽ, yêu cầu các chuyên gia phải đáp ứng tiêu chuẩn cao về giáo dục, kinh nghiệm và đạo đức nghề nghiệp. Điều này đảm bảo chất lượng dịch vụ và xây dựng niềm tin cho khách hàng.
Hoa Kỳ còn có nhiều tổ chức và sự kiện thường niên như Financial Planning Association (FPA) Conference, nơi các chuyên gia tài chính hàng đầu chia sẻ kinh nghiệm, cập nhật xu hướng và mở rộng mạng lưới nghề nghiệp.
Các thông tin được tổng hợp từ Certified Financial Planner Board of Standards và các bài viết từ Financial Planning Association (FPA).
2. Úc – Quy định pháp lý và đạo đức nghề nghiệp nghiêm ngặt
Tại Úc, nghề hoạch định tài chính được quản lý chặt chẽ bởi các quy định pháp lý và tiêu chuẩn đạo đức cao. Các chuyên gia phải tuân thủ quy định "Best Interest Duty", đảm bảo hành động vì lợi ích tốt nhất của khách hàng. Hệ thống chứng chỉ như CFP và Fellow Chartered Financial Practitioner (FChFP) tại Úc cũng yêu cầu kiến thức sâu rộng và cam kết đạo đức nghề nghiệp. (Theo Financial Planning Association of Australia)
Úc có một chương trình đặc biệt tên "The Professional Year", yêu cầu các Financial Planner mới phải thực hiện một năm thực tập có giám sát trước khi hành nghề độc lập, đảm bảo họ có đủ kỹ năng và kinh nghiệm thực tế.
3. Canada – Đào tạo toàn diện và chú trọng quản lý tài sản
Canada nổi bật với các chương trình đào tạo toàn diện về hoạch định tài chính, bao gồm quản lý tài sản, lập kế hoạch hưu trí và đầu tư. Chứng chỉ CFP tại Canada được thiết kế để đáp ứng nhu cầu tài chính đa dạng của khách hàng, đảm bảo các chuyên gia có khả năng cung cấp dịch vụ chất lượng cao. (Theo Financial Planning Standards Council)
Canada tổ chức các cuộc thi thường niên như Canadian Financial Planning Challenge, nơi các sinh viên tranh tài giải quyết các tình huống tài chính thực tế. Đây là cách hiệu quả để phát hiện và đào tạo thế hệ Financial Planner mới.
4. Anh Quốc – Chất lượng đào tạo gắn liền với sự công nhận quốc tế
Anh Quốc có hệ thống đào tạo tài chính đẳng cấp quốc tế, với các chứng chỉ như Diploma for Financial Advisers (DipFA) và Chartered Financial Planner. Các chương trình đào tạo tại Anh kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn, giúp các chuyên gia nắm bắt nhanh các thay đổi của thị trường và đáp ứng nhu cầu của khách hàng. (Theo Chartered Insurance Institute)
5. Singapore – Điểm sáng về đào tạo Financial Planner tại châu Á
Singapore là một trong những quốc gia châu Á đi đầu trong đào tạo Financial Planner, là nơi cung cấp các chứng chỉ quốc tế được công nhận rộng rãi như CFP. Điều đặc biệt là Singapore đã điều chỉnh nội dung đào tạo của các chứng chỉ này để phù hợp với đặc thù văn hóa và thói quen tài chính của người châu Á. (Theo Financial Planning Association of Singapore)
 
Có thể nói, mỗi quốc gia đều có “bí kíp” riêng để đào tạo ra những Financial Planner xuất sắc. Vậy bạn thích phong cách nào? Điều quan trọng nhất vẫn là làm thế nào để trở thành một Financial Planner vừa có tâm, vừa có tầm. Ai mà biết được, có khi bạn chính là người mang thêm một màu sắc độc đáo vào bức tranh nghề nghiệp này trong tương lai!

 

FIDT - Tư vấn Đầu tư và Quản lý Tài sản

Chia sẻ bài viết
Bài viết có nội dung liên quan