Tin tức
Tài chính cá nhân
LƯU Ý NẰM LÒNG KHI LẬP KẾ HOẠCH NGHỈ HƯU TRƯỚC 40 TUỔI
LƯU Ý NẰM LÒNG KHI LẬP KẾ HOẠCH NGHỈ HƯU TRƯỚC 40 TUỔI
datasource-prd
Họ và tên: FP. Trần Thị Mai HânLĩnh vực: Tư vấn tài chính cá nhân, Tài chính doanh nghiệpCập nhật: 13-08-2023
Nhờ chuẩn bị và thực hiện hoá kế hoạch nghỉ hưu từ sớm, bạn sẽ có tuổi hưu bình an và sung túc, tránh phó thác may rủi và trông cậy vào con cháu.

 

Tai-Chinh-Ca-Nhan-1.jpg

 

Gia đình trẻ dưới 40 tuổi nên cân bằng giữa mục tiêu tài chính ngắn hạn và dài hạn. Đồ hoạ: Đức Mạnh


Gia đình trẻ dưới 40 tuổi, tuy không sớm, nhưng không bao giờ là muộn cho việc bắt đầu chuẩn bị cho giai đoạn nghỉ hưu. Bởi trong thời điểm này, hầu hết có thể đang trong giai đoạn chín muồi của sự nghiệp và có nền tảng tài chính tương đối vững chắc.

 

Các bạn đã tích lũy kha khá kiến thức về đầu tư, ít nhiều đã có được những kinh nghiệm đầu tư đáng giá. Bên cạnh đó, việc có tâm lý vững vàng cũng như động lực to lớn từ gia đình sẽ giúp các bạn kiên trì hơn cho mục tiêu chuẩn bị tài chính cho nghỉ hưu

 

 

LƯU Ý GÌ KHI ĐẦU TƯ Ở ĐỘ TUỔI NÀY?

 

Trao đổi với Lao Động, bà Trần Thị Mai Hân, Chuyên gia Hoạch định Tài chính cá nhân tại CTCP FIDT - cho biết.

 

- Thứ nhất: Trước khi đầu tư, cần phải lập một quỹ dự phòng từ 3 - 6 tháng cho cả chi phí và khoản thanh toán ngân hàng hàng tháng nếu có. Gửi tiết kiệm kì hạn 1 tháng để đảm bảo cho các nhu cầu đột xuất trong chi tiêu, khám chữa bệnh… Mức lập dự phòng cao hay thấp sẽ tùy thuộc vào mức thu nhập và tính ổn định của thu nhập.

 

- Thứ hai: Cần quản lý chi tiêu chặt chẽ, đảm bảo việc tiết kiệm đạt được mức dự tính, lộ trình đầu tư dài hạn được tuân thủ chặt chẽ.

 

- Thứ ba: Nên hướng đến đầu tư tăng trưởng, xác định rõ các mục tiêu đầu tư ngắn hạn và dài hạn theo đúng tiến độ đầu tư.

 

- Thứ tư: Dòng tiền có được sẽ được phân bổ vào các kênh đầu tư, đa dạng danh mục tài sản, đảm bảo tính thanh khoản của tài sản tương ứng với các mục tiêu tài chính.

 

- Thứ năm: Các phương án quản trị rủi ro cần được tính đến khi đầu tư.

 

Bà Mai Hân chia sẻ: "Khi thực hiện những bước chuẩn bị và hành động cho kế hoạch nghỉ hưu, chúng ta sẽ có được tuổi hưu bình an và sung túc, tránh được việc phó thác may rủi và phải trông cậy vào người khác".

 

C0002.00_01_41_14.St.jpg

 

Bà Trần Thị Mai Hân chia sẻ về những lưu ý khi lập kế hoạch nghỉ hưu. Ảnh: Đức Mạnh

 

 

XÁC ĐỊNH RÕ MỐC THỜI GIAN NGHỈ HƯU

 

Theo vị chuyên gia tài chính cá nhân, các gia đình trẻ cần lập một kế hoạch tài chính cho giai đoạn nghỉ hưu càng sớm càng tốt. Việc thiết lập một cơ chế tiết kiệm và đầu tư xuyên suốt nhiều năm giúp họ chuẩn bị nền tảng vững chắc cho một kì nghỉ hưu sung túc.

 

Theo đó, điều quan trọng cần làm là xác định mốc thời gian nghỉ hưu và số tiền cần có để chi tiêu trong ít nhất 30 năm từ khi nghỉ hưu. Số tiền này được tính toán dưới hình thức dòng tiền, căn cứ vào những yếu tố sau:

 

- Một là các nguồn thu nhập, chủ động và thụ động, nếu có từ lúc nghỉ hưu, có tính đến khả năng tăng trưởng nguồn thu nhập. Các thu nhập này sẽ giúp giảm tải cho việc chuẩn bị tài chính về hưu và là nguồn dự phòng tăng thêm cho tuổi hưu.

 

- Hai là nhu cầu chi tiêu của gia đình, có tính đến mức lạm phát và lạm phát lối sống tương ứng vào các giai đoạn cụ thể.

 

- Ba là việc hỗ trợ tài chính cho con lập nghiệp và các mục tiêu khác có liên quan đến tiền cũng tính đến trên dòng tiền.

 

Điều quan trọng để có số tiền cho kỳ nghỉ dài, bạn cần lập kế hoạch tài chính từ hiện tại đến lúc nghỉ hưu. Để có được số tiền cần thiết cho kì nghỉ hưu, thông qua thiết lập dòng tiền, chúng ta có thể đánh giá được tính khả thi của kế hoạch. Nếu không đạt thì cần điều chỉnh lại mục tiêu tài chính khi nghỉ hưu, hoặc điều chỉnh lối sống hiện tại, tăng thu giảm chi, tăng tốc tiết kiệm và đầu tư.

 

 

FIDT - Tư vấn Đầu tư và Quản lý Gia sản

Chia sẻ bài viết
Bài viết có nội dung liên quan